Khi chúng ta nói về Thái Bình Dương, chúng ta thường nghĩ vùng biển này là một trong số 5 đại dương lớn trên thế giới. Thực tế đại dương này có diện tích 165,25 triệu km vuông, chiếm 1/3 tổng diện tích bề mặt trái đất. Vì vậy tổng cộng diện tích đất trên trái đất (khoảng 150 triệu km vuông) vẫn không thể bao phủ đủ bề mặt của đại dương này. Nơi đây không chỉ có rãnh sâu nhất thế giới mà còn sở hữu ngọn núi cao nhất thế giới. Nhưng đây vẫn chưa phải là tất cả những điều thú vị của đại dương lớn nhất thế giới này.
Mục Lục
Thái Bình Dương – đại dương lớn nhất trên Trái Đất
Thái Bình Dương với diện tích lên tới 155 triệu km2. Bao phủ hơn 30% bề mặt Trái Đất (tất cả các lục địa trên thế giới hiện có tổng diện tích bề mặt khoảng 148 triệu km2). Không chỉ có ngọn núi cao nhất trên Trái Đất, có rãnh sâu nhất thế giới. Thái Bình Dương còn có những điều thú vị mà không phải ai cũng biết. Các nhà địa lý và khoa học chia khối nước biển khổng lồ, liên kết với nhau và bao phủ 71% bề mặt của Trái đất thành 5 đại dương. Trong đó đại dương lớn nhất là Thái Bình Dương. Lần lượt sau đó là Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương và Bắc Băng Dương.
Đại dương sâu nhất cho đến nay
Không phải các đại dương đều có lượng nước tương đương nhau. Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), nước ở Thái Bình Dương chiếm tới 49,4% tổng lượng nước trên các đại dương của Trái Đất. Thậm chí thể tích gấp đôi Đại Tây Dương. Ngoài ra, Thái Bình Dương là đại dương sâu nhất cho đến nay, độ sâu trung bình là 4.000m. Với Rãnh Mariana được biết là nơi sâu nhất trên trái đất. Rãnh đại dương sâu nhất trên thế giới nằm ở khu vực Tây Bắc của Thái Bình Dương, phía đông của đảo Mariana.
Ý nghĩa tên gọi Thái Bình Dương
Ngày 20/9/1519, Ferdinand Magellan – một nhà thám hiểm và nhà hàng hải người Bồ Đào Nha đã chỉ huy đoàn thám hiểm gồm 270 thủy thủ, khởi hành từ Tây Ban Nha, vượt qua Đại Tây Dương. Họ đã thành công trong việc di chuyển qua điểm giữa cực nam lục địa Nam Mỹ và quần đảo Tierra Del Fuego. Nơi này còn được gọi là “Eo biển Magellan”. Đây chính là điểm kết nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Cuối năm 1520, khi tới quần đảo Philippines, Magellan cùng các thuyền viên nhận thấy vùng biển ở đây khá yên tĩnh và lặng gió. Cho nên đã đặt tên cho vùng biển này là “Thái Bình Dương” – vùng biển yên bình.
Đại dương có ngọn núi cao nhất thế giới
Đỉnh Everest là ngọn núi cao nhất thế giới tình từ mực nước biển, cao 8.848m. Nhưng nó vẫn thấp hơn so với Mauna Kea. Một ngọn núi lửa hiện đã không còn hoạt động nằm dưới mực nước biển ở Hawaii, cao tới tận 10.210m. Phần chân núi Mauna Kea hơn 6 km nằm dưới mặt nước Thái Bình Dương. Do vậy phần núi hiện lên trên mặt nước chỉ có độ cao hơn 4 km.
Vùng biển có đến 2 vòng hải lưu lớn
Vòng quay của Trái đất và sự bố trí của các lục địa tạo ra hệ thống các dòng hải lưu tròn (gyres) rộng lớn. Nó có nhiệm vụ phân phối lại nhiệt từ Mặt trời và các chất dinh dưỡng cho nhiều dạng sống trong đại dương.
Trên thế giới có 5 vòng hải lưu lớn. 2 trong số đó xuất hiện trên đại dương này gồm:
– North Pacific Gyre: Phía trên đường xích đạo chạy theo chiều kim đồng hồ từ California, Mỹ đến Nhật Bản.
– South Pacific Gyre: Ở bên dưới di chuyển theo hướng ngược lại.
– Rác do con người thải ra đại dương được các dòng hải lưu này luân chuyển rác đi vòng quanh các đại dương.
Nemo – Cực bất khả tiếp cận trên đại dương
Ở Nam Thái Bình Dương và phía dưới đường xích đạo, có một nơi được gọi là Point Nemo – điểm Nemo hay “Cực bất khả tiếp cận trên đại dương”. Chi tiết mời các bạn xem trong bài “Điểm Nemo, nơi cô lập nhất hành tinh, nghĩa địa chôn vùi của Trạm Vũ trụ Quốc tế khi kết thúc sứ mệnh”. Nó cách nơi gần nhất có sự sống con người khoảng 2.688km.
Vực thẳm Challenger sâu nhất trên Trái đất
Challenger Deep (Vực thẳm Challenger) sâu khoảng 10.944 mét nằm dưới vùng biển này. Đây là điểm sâu nhất được biết đến trên Trái đất. Nó nằm ở cuối phía Nam rãnh Mariana. Ở độ sâu như vậy sẽ có áp suất cực lớn; bóng tối cực độ và nhiệt độ gần như đóng băng. Cho nên chỉ có các vi sinh vật chuyên biệt có thể tồn tại.